Email: Lienhetoangiaphat@yahoo.com.vn Website:toangiaphatcons.com
Tìm Kiếm
Đo Điện Trở Suất Của Đất
Phương pháp đo điện trở suất-P3
ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT
2.2. Thăm dò theo mạch Schlumberger
Khi thăm dò theo mạch Schlumberger cũng phải bảo đảm các điện cực đối xứng đối với tâm thăm dò, chỉ kéo giãn các điện cực dòng A và B còn các điện cực điện thế vẫn giữ nguyên vị trí như cũ.
Theo mạch Schlumberger chỉ thị của máy đo sẽ giảm nhanh hơn so với đo theo mạch Wenner sau mỗi lần đo tiếp theo.
Trong kết quả đo giới hạn dưới của máy đo sẽ đạt được với khoảng cách giữa các điện cực A và B nhỏ đáng kể.
Phương pháp Schlumberger với khoảng cách nhỏ cho độ chính xác lớn, vì vậy bắt đầu đo hợp lý là chọn phương pháp này.
Để đạt giới hạn dưới của thang đo ta tiếp tục chuyển sang đo theo mạch Wenner bằng cách như sau:
Các điện cực dòng giữ nguyên ở vị trí cũ, còn các điện cực thế giãn ra với khoảng cách MN = AB/3 và tiến hành đo tiếp điện trở suất của đất.
Thông thường người ta chuyển sang đo theo mạch Wenner khi AB = (30 - 45) m.
Việc xác định điện trở suất biểu kiến được tiến hành theo công thức:
Theo các số liệu đo nhận được ta xây dựng đường cong sự phụ thuộc của điện trở suất biểu kiến vào l, có nghĩa là PK = f(l ) = f(AB/2), trên giấy có hai trục theo tỉ lệ logarit , (xem hình 2).
Hình 2. Đồ thị hàm số PK = f(l )
Sau khi đồ thị được xây dựng, người ta mang đặt lên một tấm có các đường cong mẫu (xem hình 3) và dịch chuyển để sao cho đồ thị trùng vào với một đường cong mẫu hoặc nằm trong giới hạn của hai đường cong mẫu kề cận nhau.
Sau khi đạt được sự trùng hợp người ta tiến hành xác định các tham số của đất có kết cấu hai lớp.
Trục tung của tấm mẫu cắt trục hoành của đường cong thăm dò điện thẳng đứng tại chiều dầy của lớp đất trên h, còn trục hoành của tấm mẫu cắt trục tung của đường cong thăm dò điện thẳng đứng tại giá trị điện trở suất của lớp đất trên ρ1. Giá trị điện trở suất ρ2 được xác định theo đoạn nằm ngang ở cuối đường cong thăm dò điện thẳng đứng, vì rằng khi l lớn điện trở suất biểu kiến sẽ tiệm cận với điện trở suất của lớp dưới (ρK-> ρ2).
Trên hình 4 là ví dụ xác định các tham số ρ1, ρ2 và h. Trong ví dụ này ρ1 = 200 Ωm, ρ2 = 45 Ωm và h = 2,4 m.
Hình 4. Xác định các tham số của đất có kết cấu hai lớp theo đường cong thăm dò điện thẳng đứng (đường liền nét) PK = f (l) ) và các trục toạ độ của nó nhờ đường cong tấm mẫu (đường chấm chấm).
Trong những trường hợp phổ biến đường cong thăm dò điện thẳng đứng trùng hoàn toàn với tấm mẫu của đất có kết cấu hai lớp, tuy nhiên trong vài trường hợp đường cong thăm dò điện thẳng đứng có thể khác với tấm mẫu hai lớp. Khi đó xảy ra hai trường hợp đặc trưng.
-
Trường hợp thứ nhất
Đoạn nằm ngang ở cuối đường cong thăm dò trùng với đường cong tấm mẫu (xem hình 5), có nghĩa là ở độ sâu lớn đất đồng nhất, còn ở lớp trên đất có kết cấu phức tạp hơn. Ví dụ được chỉ ra trên hình 4 với h = 1,0 m, ρ1 = 150 Ωm, ρ2 = 42 Ωm.
-
Trường hợp thứ hai
Khi lớp trên có độ dẫn tốt với độ dầy h > 5 m, đường cong thăm dò điện thẳng đứng có thể không nhận được đầy đủ, không có đoạn nằm ngang ở nhánh dưới. Theo đường cong thăm dò như vậy ta chỉ có thể xác định hai tham số là ρ1 , h (xem hình 6). Trong ví dụ này h = 7,0 m, ρ1 = 1200 Ωm. Một cách tương đối ta có thể nói rằng ρ2 có trị số không lớn hơn 50 Ωm.
Theo quy trình đo điện trở suất của đất do Phòng địa vật lý - Tổng cục địa chất ban hành, việc đo được tiến hành trình tự theo các khoảng cách như quy định trong bảng 3.